Với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực máy phát điện công nghiệp. Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Điện Hunaco là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ cho máy phát điện tốt nhất tại Việt Nam.
Trong đó, dịch vụ bảo trì bảo dưỡng máy phát điện là một dịch vụ mạnh của Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Điện Hunaco. Dịch vụ này giúp cho Quý khách luôn an tâm sử dụng điện dự phòng khi cần thiết.
“Của bền là tại người” – Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Điện Hunaco sẽ thay cho Quý khách giữ cho sản phẩm giá trị cao như máy phát điện được: Hoạt động bền bỉ và đáp ứng nhu cầu sử dụng điện dự phòng khi cần thiết.
Lý do cần phải bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện định kỳ
Tăng tuổi thọ và khả năng làm việc ổn định của máy phát điện.
Kiểm soát được tình trạng của máy phát điện để tránh dẫn đến hư hỏng lớn. Từ đó tiết kiệm kinh phí sửa chữa máy phát điện.
Dù không hoạt động nhưng cần phải bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện để máy luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
Tiết kiệm tối đa nhiên liệu và chi phí vận hành. Các hệ thống: Lọc dầu, bôi trơn, lọc gió,… Hoạt động hiệu quả hơn
Các bộ phận máy phát điện công nghiệp cần bảo trì, bảo dưỡng định kỳ
Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Điện Hunaco sẽ liệt kê một số bộ phận chính của máy phát điện mà trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng phải bắt buộc thực hiện.
Động cơ bộ phận quan trọng nhất
Đây là bộ phận bắt buộc phải kiểm tra đầu tiên. Vì nó chiếm phần rất lớn trong việc đảm bảo sự hoạt động của máy phát điện. Hầu hết mọi hoạt động bảo trì, bảo dưỡng đều thực hiện trên động cơ.
Hệ thống làm mát động cơ máy phát điện
Sau động cơ thì đây là hệ thống cực kỳ quan trọng. Nó làm cho máy hoạt động đạt công suất tối đa. Có những hệ thống làm mát bị hư hỏng dẫn đến khi vận hành máy dễ gây ra trình trạng: Cháy nổ, hư hỏng, công suất không đạt,… Cần phải xử lý ngay khi phát hiện có nhiều bụi bẩn ở bộ phận tản nhiệt.
Hệ thống bôi trơn của động cơ
Hệ thống bôi trơn bao gồm: Dầu vàbộ lọc dầu. Nên lưu ý kiểm tra lượng dầu và chất lượng dầu. Tránh tình trạng thiếu dầu bôi trơn, dầu đã cũ, bị bẩn quá mức cho phép, lẫn nước vào dầu bôi trơn,…
Hệ thống nhiên liệu
Sau một thời gian sử dụng, hệ thống nhiên liệu rất dễ bị nhiễm bẩn và bị ăn mòn. Cần phải xử lý nguồn nhiên liệu sạch sẽ để đảm bảo máy luôn sẵn sàng hoạt động. Tránh tình trạng những trường hợp khẩn cấp lại không thể sử dụng được.
Hệ thống Ắc quy và bộ nạp
Một trong những nguyên nhân máy không hoạt động được là do Ắc quy. Cần kiểm tra dung lượng và chất lượng Ắc quy. Bộ nạp của Ắc qui cũng cần được kiểm tra. Thay mới nếu bộ sạc đã bị hư hỏng.
Hệ thống thoát khí thải
Cần kiểm tra kỹ càng đường ống khói và họng thoát gió nóng (nếu có).Cần chú ý kỹ các: Mối hàn, mối nối, miếng đệm,… Vì đây cũng là nguyên nhân dẫn nước vào động cơ hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
Các bước chuẩn bị trước khi tiến hành công việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ
Bước 1: Chuẩn bị các công cụ, dụng cụ chuyên dụng cho việc bảo trì
Bước 2: Mặc trang phục bảo hộ lao động. Trang phục phải gọn gàng tránh trường hợp khi chạy máy thì bị cuốn vào cánh quạt.
Bước 3: Lắp đặt biển báo để đảm bảo an toàn. Không cho người không liên quan vào phạm vi khu vực bảo trì.
Bước 4: Tắt máy, phải chắc chắc 100% rằng máy không hoạt động và đã nguội trước khi thực hiện bảo trì.
Bước 5: Tắt toàn bộ chế độ hoạt động bao gồm: Tắt điện nguồn vào tủ điều khiển, tắt tải của đầu phát,…
Bước 6: Kiểm tra tổng thể máy phát điện. Kiểm tra độ rò rỉ và những dấu hiệu bất thường trước khi thực hiện công việc.
Các cấp độ của bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện theo thời gian sử dụng.
Thời gian sử dụng của máy phát điện dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào công việc bảo trì bảo dưỡng. Việc sử dụng đúng cách cũng chính là một trong những yếu tố rất quan trọng.
Dưới đây là các cấp độ bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện cho 10 năm sử dụng:
Cấp độ A: Bảo trì máy đã sử dụng 6 tháng hoặc dưới 1000 giờ
Kiểm tra động cơ
Kiểm tra máy có bị:Rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát…
Thông số đồng hồ điện và hệ thống an toàn.
Kiểm tra áp lực nhớt.
Kiểm tra hệ thống nạp gió tươi của máy
Kiểm tra hệ thống xả.
Kiểm tra ống thông hơi.
Kiểm tra độ căng đai.
Kiểm tra cánh quạt.
Kiểm tra độ sai lệch, điều chỉnh hiệu điện thế (nếu có vấn đề).
Những phụ tùng cần thay thế ở lần 1
Thay bộ lọc nhớt máy
Thay bộ lọc nhiên liệu
Thay nhớt máy (Loại bỏ các tạp chất do máy mới gây ra)
Vệ sinh bộ lọc gió
Lưu ý: Các bộ lọc như: Lọc dầu, lọc gió, lọc nhớt… Mặc dù ít sử dụng nhưng cần được thay mới theo đúng định kỳ. Đây là điều bắt buộc
Cấp độ B: Bảo trì máy đã sử dụng 18 tháng hoặc 1500 giờ
Kiểm tra và bảo trì động cơ (Lặp lại như cấp độ A)
Kiểm tra nồng độ của nước làm mát. Nếu nồng độ không đạt phải bổ sung
Kiểm tra hệ thống lọc khí:
Kiểm tra đường ống dẫn và các mối nối.
Kiểm tra bộ hiển thị áp lực trên các đường ống.
Thay thế bộ lọc gió, nếu đã quá bẩn
Kiểm tra các dây belt
Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
Kiểm tra tình trạng bộ tản nhiệt.
Kiểm tra độ sai lệch, điều chỉnh hiệu điện thế (nếu có vấn đề).
Tiến hành thay thế
Nhớt máy.
Lọc nhớt, dầu và nước, lọc gió (nếu cần).
Nước làm mát
Cấp độ C: Bảo trì máy phát đã sử dụng 4 – 7 năm (2000 – 6000 giờ)
Làm sạch động cơ. (Lặp lại như cấp độ A,B)
Điều chỉnh khe hở Xupap & kim phun.
Kiểm tra toàn bộ hệ thống bảo vệ động cơ.
Kiểm tra toàn bộ đường ống và các mối nối
Bình Ắc quy (Thay mới nếu bình không còn đạt)
Xiết lại những bulông bị lỏng.
Kiểm tra toàn bộ máy phát điện.
Đo và kiểm tra các cấp độ cách điện/ nhiệt của đầu phát điện
Các phụ tùng cần thay thế ở cấp độ C
Bộ lọc nhớt; Nhiên liệu; Lọc nước
Dây Curoa phần trục cánh quạt
Thay bộ sạc tự động cho bình Ắc qui (nếu cần)
Nước làm mát
Ống cấp nhiên liệu, các van ống (Ống dầu mềm)
Cấp độ D: Bảo trì máy đã sử dụng 7 – 10 năm hoặc 6000 giờ
Lặp lại như cấp độ A, B, C. (Có thể trùng tu)
Làm sạch động cơ
Kiểm tra hệ thống làm mát
Ở các cấp độ C, D giai đoạn này nếu động cơ xuống cấp không đạt công suất thì tiểu trùng tu, trùng tu máy là cần thiết.
Bảng chi tiết công việc cho mỗi lượt bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện của Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Điện Hunaco
STT |
NỘI DUNG |
CHI TIẾT CÔNG VIỆC |
1 |
Kiểm tra ngoại quan | Kiểm tra tình trạng vỏ máy, cao su giảm chấn, bệ máy |
Kiểm tra lực siết bulong chân máy, đầu phát, khung trụ đỡ, két nước | ||
2 |
Kiểm tra hệ thống thoát nhiệt ống khối | Kiểm tra khung đỡ bô lửa, ống khối (nếu có) |
Kiểm tra hệ thống giá treo (nếu có), khớp nối mềm, ống nhún | ||
Kiểm tra Luver gió vào, gió ra, chụp che ống khói | ||
3 |
Kiểm tra hệ thống làm mát | Kiểm tra mức nước, màu nước |
Kiểm tra công tắc nhiệt độ nước, cảm biến nước, cánh quạt làm mát, dây curoa | ||
4 |
Kiểm tra két nước | Kiểm tra tình trạng két nước, độ rò rỉ, mặt tản nhiệt trong và ngoài két nước, khớp nối và ống dẫn nước |
5 |
Kiểm tra hệ thống khí xả và nạp | Kiểm tra rò rỉ, pô giảm thanh, áp suất xả |
Kiểm tra diện tích lấy gió, lọc gió, áp suất gió nạp, cảm biến bụi, nghẹt | ||
Kiểm tra khối nối mềm, ống nhún, cao su | ||
6 |
Kiểm tra Ắc quy | Kiểm tra điện áp accu, mức nước, tình trạng cọc bình |
Kiểm tra tình trạng dây bình, công tắc dây bình | ||
Kiểm tra thang định vị/ nẹp bình, nồng độ axit trong bình | ||
7 |
Kiểm tra hệ thống bôi trơn | Kiểm tra lọc nhớt, mức nhớt, rò rỉ, két nhớt |
Kiểm tra các khớp nối, đường ống dẫn, công tắc nhớt, cảm biến nhớt | ||
8 |
Kiểm tra hệ thống nhiên liệu | Kiểm tra thùng nhiên liệu trong và ngoài |
Các khớp nối, đường ống cấp, xả nhiên liệu | ||
Lọc nhiên liệu, lọc tách nước | ||
Cảm biến mức nhiên liệu, đồng hồ báo mức nhiên liệu | ||
9 |
Kiểm tra đầu phát điện | Kiểm tra các đầu dây tính hiệu, dây tải |
Tra mỡ bạc đạn đầu phát | ||
Kiểm tra Điện trở cách điện L1, L2, L3 – Earth | ||
10 |
Kiểm tra bộ chuyển nguồn ATS (nếu có) | Kiểm tra dây tải, dây tín hiệu |
Kiểm tra đầu nối dây tải điện, dây tín hiệu | ||
Các đèn báo pha, đóng ngắt, các nút bấm, công tắc điều khiển | ||
Kiểm tra mạch sạt điện lưới | ||
11 |
Kiểm tra dây tín hiệu điều khiển | Kiểm tra cầu trì, mạch kích từ, các đầu nối, terminal, domino |
Kiểm tra CB tép, cầu chì nguồn DC | ||
12 |
Kiểm tra hệ thống chức năng bảo vệ máy | Kiểm tra áp lực nhớt bôi trơn thấp, nhiệt độ nước cao |
Điện áp lưới thấp và cao | ||
Điện áp máy thấp, điện áp máy cao | ||
Tắt máy khi có dòng rò | ||
Tần số máy phát cao, tần số máy phát thấp | ||
Dừng khẩn cấp, quá tải | ||
Mức dầu thấp, mức nước làm mát thấp | ||
Mức nước làm mát thấp | ||
13 |
Vận hành máy kiểm tra thông số | Ghi nhận giờ trước và sau khi chạy thử máy |
Kiểm tra thời gian, mức tải, nhiệt độ nước | ||
Kiểm tra độ rung, độ ồn, tiếng máy, màu khói | ||
Kiểm tra điện máy ắc quy, tần số tua máy, áp lực nhớt, điện áp máy | ||
14 |
Kiểm tra hệ thống khí nạp | Kiểm tra lọc gió, diện tích lấy gió tươi của phòng máy |
Kiểm tra khớp nối mềm, ống nhúng, cao su | ||
Áp suất gió nạp, cảm biến bụi, nghẹt |
Cam kết của Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Điện Hunaco khi thực hiện dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng
Hoàn thành nhanh nhất để máy hoạt động ổn định.
Đảm bảo ngay sau thực hiện xong dịch vụ máy sẽ hoạt động bình thường mà không có bất cứ rủi ro nào.
Không bùa vẽ để thêm thắt bất cứ vấn đề gì ko cần thiết làm mất tiền Quý khách.
Các linh kiện thay thế (nếu có) sẽ được bảo hành theo thời gian ứng với từng loại linh kiện.
Cam kết linh kiện thay thế hoàn toàn chính hãng.
Không chịu trách nhiệm cho việc hư hỏng máy móc do: Sử dụng không đúng theo hướng dẫn của kỹ thuật viên và sự hao mòn tự nhiên của máy trong quá trình sử dụng.
Nhân viên kỹ thuật của chúng tôi sẽ hướng dẫn tận tình cho Quý khách cho việc sử dụng máy.